Wednesday, November 26, 2008

Chien luoc cong nghe: Nhung doanh nghiep nho thanh cong nhat khac voi nhung doanh nghiep khac nhu the nao?

Có một cuộc khảo sát thú vị gần đây từ 300 doanh nghiệp nhỏ (với từ 10 đến 100 nhân công). Cuộc khảo sát đã cho thấy những gì những doanh nghiệp nhỏ thành công có được mà những doanh nghiệp ít thành công hơn không có. Điều gì đã làm cho một doanh nghiệp nhỏ có nhiều khả năng thành công hơn? Trong báo cáo có đoạn: “Khả năng sử dụng công nghệ một cách chiến lược” như là một trong năm yếu tố quyết định thành công quan trọng, báo cáo đó đã khiến tôi phải chú ý. Chủ đề của blog Doanh nghiệp nhỏ 2.0 (Small Business 2.0) là “Sử dụng công nghệ để đem đến thành công”.

Sau đây là một số điểm về công nghệ từ bài báo cáo khiến tôi cảm thấy rất thú vị và một số nhận xét của mình:

1. Lựa chọn công nghệ giúp bạn đo lường hiệu quả của quá trình kinh doanh then chốt.

Những doanh nghiệp lớn hơn đã nhận thấy được điều này và đã và đang sử dụng những thước đo chính để nhận biết những vấn đề và cơ hội trong một khoảng thời gian. Thách thức cho những doanh nghiệp nhỏ là việc nhận những dữ liệu chính xác về doanh nghiệp của mình thông qua hệ thống IT kết nối lỏng lẻo là rất phức tạp và tốn kém. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều không biết những thông tin quan trọng như là chi phí thu hút khách hàng là gì và thế nào là lợi nhuận trên vốn đầu tư cho những khâu như marketing, bán hàng hay công nghệ thông tin.

2. Thương mại mô tả những đặc tính chiều sâu cho những công nghệ kết hợp cùng với nhau để các quy trình và luồng thông tin thuận lợi và linh hoạt. Sự kết hợp nhuần nhuyễn của những công nghệ đó còn quan trọng hơn cả việc sở hữu các tính năng sâu xa nhất đặt ở một vài khu vực đặc biệt.

Về điều này, tôi không đồng ý. Việc sử dụng những giải pháp công nghệ thông tin “ứng dụng bảo mật tốt nhất” có lợi cho những doanh nghiệp lớn, bởi vì họ có những nguồn lực để khiến cho mọi thứ hòa nhập cùng với nhau và làm cho những hệ thống khác nhau có thể “nói chuyện” cùng nhau. Trải qua hơn mười năm làm việc trong ngành công nghiệp phần mềm doanh nghiệp, tôi cho rằng phần lớn nhất trong chi phí công nghệ thông tin của hầu hết các doanh nghiệp lớn không phải là phát triển ứng dụng mà là tích hợp những ứng dụng khác nhau lại với nhau. Tích hợp này là cần thiết cho những thể loại thông tin chính xác có thể sử dụng được. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, chi phí cho tích hợp này (có thể chiếm 70% tổng chi phí của một dự án) thường không hợp lí. Đối với những doanh nghiệp rất nhỏ (có ít hơn 50 nhân công) thì thường không có nguồn lực công nghệ thông tin phụ trách việc cho toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin cùng làm việc tốt. Như vậy, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ thường chọn ra một bộ các ứng dụng đã được “tích hợp sẵn” thậm chí nếu phải hi sinh một vài tính năng và khả năng. Dù thế nào đi nữa, trong thực tế, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ không thể dựa trên một phân khúc lớn các tính năng của hệ thống “ứng dụng bảo mật tốt nhất”.

3. Tận dụng Internet. Công nghệ thông tin nên tận dụng mạng Internet để nhân viên của bạn có thể làm việc bất cứ nơi đâu và truy cập một cách dễ dàng.

Chắc chắn rằng, khả năng làm việc và hợp tác thông qua Internet là một phần lợi ích rất quan trọng mà các doanh nghiệp nhỏ có thể tận dụng được từ Internet. Tuy nhiên, theo tôi còn có nhiều hơn thế. Bằng cách sử dụng Internet để tạo ra và nuôi dưỡng các mối quan hệ khách hàng, lợi ích của Internet còn có thể được mở rộng ra bên ngoài nhóm doanh nghiệp nhỏ nội bộ. Marketing, bán hàng, và cung cấp dịch vụ đều có thể thu lợi từ Internet.


Thanh Trúc - eBrand Co.,Ltd - www.ebrandium.com

Friday, November 14, 2008

10 lí do Marketing để thiết lập một blog kinh doanh


Có một bài viết thú vị về 10 lí do hàng đầu tại sao chiến lược marketing của bạn nên bao gồm luôn việc tạo ra một trang blog. Dưới đây là danh sách 10 lý do để thiết lập một trang blog kinh doanh:

1. Marketing sử dụng các công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing)
Tất cả nội dung blog của bạn có thể được tìm thấy bởi Google và giúp bạn nâng cao vị trí của mình trong danh sách kết quả của công cụ tìm kiếm. Nếu tiêu đề các bài viết của bạn có chứa những từ khóa liên quan đến doanh nghiệp của bạn, thì doanh nghiệp của bạn sẽ nhanh chóng có được các lưu lượng truy cập từ Google. Yahoo hay MSM mà không cần phải trả bất kì chi phí nào.

2. Truyền thông trực tiếp (Direct Communications)
Đôi khi sẽ rất hữu ích cho thị trường mục tiêu của bạn khi họ được nghe trực tiếp từ những Người lãnh đạo công ty (người sáng lập, giám đốc điều hành, lãnh đạo marketing) phản đối một thông điệp mà độ tin cậy của nó đã giảm đi ít nhiều khi được chuyển tải thông qua các lực lượng bán hàng và kênh bán hàng.

3. Xây dựng thương hiệu (Brand Buiding)
Nếu bạn viết tốt và sử dụng các kênh truyền thông xã hội (Social Media Channels) một cách chiến lược, thương hiệu của bạn có thể ở lại trong lòng nhiều người hơn. Ngoài ra, vì mục tiêu hiện tại, đó cũng là một kênh khác mà bạn có thể truyền tải thông điệp của mình (lặp đi lặp lại nhiều lần).

4. Sự khác biệt cạnh tranh (Competitive differentiation)
Có thể là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn chưa có một blog nào, vậy nên bạn có thể tạo nên sự khác biệt bằng cách tạo blog ngay bây giờ và xây dựng các mối quan hệ với những người đọc (ví dụ như đăng ký đọc tin qua RSS). Khi có một số blog được lập tốt trong một lĩnh vực thì những người mới rất khó thâm nhập. Các doanh nghiệp nhỏ khắc phục rào cản branding hay marketing mà blog tạo ra khó khăn hơn nhiều so với rào cản công nghệ (đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh phần mềm).

5. Marketing thân thuộc (Relational Marketing)

6. Khai thác trọng điểm (Exploit the Niches )
Viết blog và internet giúp kết nối giữa người mua hàng với người bán hàng trong niche. Internet giúp cho tất cả các thị trường niche hoạt động hiệu quả hơn.

7. Truyền thông & PR (Media & PR)
Tôi đại diện cho nhiều người khi nói rằng niềm tin của tôi vào truyền thông truyền thống đang suy giảm. Tôi đã ko còn đọc những tạp chí như Fortune và Businessweek thương xuyên nữa. Những tạp chí này có thể có một hoặc hai bài báo mà tôi quan tâm, nhưng trên internet cũng có những blog dành riêng cho những chủ đề mà tôi đam mê và đi sâu vào các chủ đề đó.

8. Xác định bạn như là một chuyên gia (Position You as an Expert)
Blog định vị cho các tác giả và các công ty của nó là các chuyên gia.

9. Quản trị Danh tiếng (Reputation Management)
Các blog kinh doanh cũng là một cách để các doanh nghiệp quản trị danh tiếng của họ và nói chuyện trực tiếp với các đối tượng, khách hàng, đối tác, và các phương tiện truyền thông. Blog làm cho một doanh nghiệp “nhanh nhẹn” hơn, mà điều đó là rất quan trọng trong những giai đoạn khủng hoảng.

10. Chi phí thấp (Low cost)
Nếu bạn phải chi cho những kinh phí liên quan đến các sáng kiến tiếp thị (ví dụ như các chiến dịch tìm kiếm trả phí, các buổi hội thảo, những hội chợ thương mại), thì blog hầu như là miễn phí. Tuy nhiên, thời gian là tiền bạc, vẫn có một chi phí cho những nhân viên chủ chốt, những người bỏ thời gian suy nghĩ về bài viết và trả lời bình luận.

Bắt đầu một blog là một bước đơn giản. Nó cần sự kiên nhẫn và một chút kiến thức để thu hút nhiều đối tượng mới.

-- Brian Halligan.
Thanh Trúc - eBrand Co.,Ltd - www.ebrandium.com

Friday, October 31, 2008

Cong ty eBrand tham gia buoi trien lam "Hoi Nghi Khoa hoc Ky thuat Nha khoa Viet - Phap"

Công ty eBrand tham gia buổi triển lãm “Hội Nghị Khoa học Kỹ thuật Nha khoa Việt - Pháp"

Vừa qua Công ty TNHH Thương hiệu Điện tử (eBrand Co, Ltd.) kết hợp với công ty MINHHUY Software đã tham gia chương trình triễn lãm “Hội Nghị Khoa học kỹ thuật Nha khoa Việt – Pháp” do trường ĐH Y Dược TPHCM tổ chức. Với sự tham gia của nhiều công ty kinh doanh về dụng cụ và trang thiết bị Nha khoa trong khu vực TP HCM.

Chương trình diễn ra từ ngày thứ Hai 20/10/2008 – thứ Tư 22/10/2008

Địa chỉ: Số 652 Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM.

Tại buổi triễn lãm công ty đã giới thiệu đến quý vị Bác sĩ & Bác sĩ Nha khoa một sản phẩm phần mềm “Quản lý Nha khoa 2009” với những tính năng nổi bật và đa dạng. Phần mềm còn hỗ trợ Marketing, quản lý hồ sơ bệnh nhân điều trị cũng như lịch hẹn….Thông qua buổi triễn lãm, công ty đã giới thiệu sản phẩm đến gần 50 Bác sĩ & Bác sĩ Nha khoa có phòng khám riêng đồng thời cũng nhận được sự ủng hộ từ phía các Bác sĩ & Bác sĩ Nha khoa về sản phẩm mới của công ty. Nhờ đó công ty eBrand đã có thêm động lực để thúc đẩy nhằm cải tiến, nâng cao và mở rộng thêm các tính năng cho sản phẩm phần mềm “Quản lý Nha khoa 2009” vừa qua để đem tới cho quý khách hàng những sản phẩm tốt nhất, hiệu quả nhất của công ty.

Công ty Thương Hiệu Điện Tử- eBrand hoạt động trong lĩnh vực Thiết kế & Phát triển website cho các cá nhân, doanh nghiệp; Quảng cáo và Quảng bá Thương hiệu trực tuyến. Một số khách hàng tiêu biểu của eBrand là công ty Dược Imexpharm, công ty Thế Giới Hoạt Hình, website hieuhoc.com, website ĐauTuĐung.com…

Monday, October 6, 2008

Quang cao In-text: Loai hinh quang cao truc tuyen gay tranh cai

“Điện thoại”, “máy tính”, “nồi cơm điện”… chỉ là một vài trong vô vàn từ ngữ xuất hiện trên các trang báo điện tử. Nhưng những từ ngữ tưởng chừng như đơn giản này đang trở thành một phương thức quảng cáo hiệu quả.



Trong những năm gần đây, các thương hiệu hàng tiêu dùng lớn có xu hướng dịch chuyển ngân sách từ quảng cáo trên báo in sang quảng cáo trên báo điện tử. Trong xu hướng này, ngoài việc đặt banner, logo hay pop-up…, các công ty còn ưa thích việc gắn quảng cáo của họ vào những từ ngữ được lựa chọn trên các tờ báo điện tử.

Được gọi là quảng cáo in-text, những quảng cáo loại này sẽ xuất hiện trong một cửa sổ nhỏ khi người đọc di trỏ chuột vào một cụm từ được tô đậm, gạch chân trong một bài báo. Nếu độc giả nhấp chuột vào cụm từ này, cụm từ sẽ dẫn họ tới một đường link có nội dung quảng cáo dạng text, có âm thanh hoặc thậm chí có cả video clip. Nhiều công ty lớn như Ford, Intel và Microsoft đều đã áp dụng phương thức quảng cáo mới này.

Năm nay, nhiều tờ báo của hãng Gannett (Mỹ), trong đó có tờ The Indianapolis Star, The Arizona Republic, và tờ Reno Gazette-Journal đã cung cấp dịch vụ quảng cáo in-text trên website của mình. Vibrant, một trong những công ty hàng đầu chuyên về bán loại hình quảng cáo này, đã tăng gấp đôi số đầu báo có đăng quảng cáo in-text cho các khách hàng của công ty. Số liệu thống kê cho thấy, mỗi tháng, công ty này đưa quảng cáo tới khoảng 110 triệu người sử dụng web, thông qua gần 3.000 website, trong đó có trang web của kênh truyền hình Fox News, MSNBC,…

Xu thế dịch chuyển từ quảng cáo trên báo in và truyền hình sang quảng cáo trên web đã gia tăng áp lực đối với các tờ báo trong việc đưa ra những chiêu thức mới. Theo Hiệp hội Báo chí Mỹ, năm ngoái, chi phí quảng cáo trên báo in ở Mỹ giảm 1,7% xuống còn 46,6 tỷ USD. Trong khi đó, theo công ty nghiên cứu thị trường eMarketer, lượng tiền đổ vào quảng cáo trực tuyến tại nước này tăng 27%, lên mức 19,6 tỷ USD.

Nhiều nhà báo cho rằng, việc quảng cáo in-text sẽ làm mờ đi ranh giới giữa nội dung bài báo và nội dung quảng cáo. Một số người lo ngại điều này sẽ tạo ra động lực cho những người làm báo bổ sung những từ có thể quảng cáo vào bài báo hoặc viết những bài báo theo những dạng nhất định. Năm 2004, trang web của tạp chí Forbes đã gây ra không ít tranh cãi khi có ý định áp dụng hình thức quảng cáo in-text. Sau khi vấp phải sự phản đối của các các nhà báo ngay trong tạp chí này và những bài chỉ trích trên các báo khác, Forbes đã dừng kế hoạch này lại.

Các khách hàng quảng cáo thì cho rằng, sẽ rất khó để các nhà báo có thể biết được những từ ngữ nào có thể trở thành quảng cáo. Các công ty đã mua hàng trăm từ mà họ cho là có liên quan đến sản phẩm của mình. Vibrant cho biết, họ dùng phần mềm để quét các trang web và chọn ra những từ ngữ phù hợp với quảng cáo. Tuy nhiên, danh sách những từ ngữ này cũng thay đổi liên tục.

Tờ Indianapolis Star đã bắt đầu áp dụng quảng cáo in-text từ tháng 8 vừa qua. Partricia Miller, Giám đốc phụ trách quảng cáo của tờ này cho biết, ban đầu, họ cũng gặp phải sự phản đối của các nhà báo và độc giả, nhưng sự phản đối này đã giảm dần. Trong một bài báo về Lễ Tạ ơn đăng trên website của tờ báo hôm 20/11, cụm từ “cơm” (cooked rice) được gạch chân hai lần. Khi độc giả đưa trỏ chuột tới cụm từ này, sẽ xuất hiện một quảng cáo về nồi cơm điện của Sanyo.

Trong mỗi bài báo của tờ Indianapolis Star có tối đa 3 quảng cáo mà công ty bán quảng cáo Vibrant đưa về. Tuy nhiên, những quảng cáo này không bao giờ được đặt trong những bài báo có mật độ từ ngữ "tiêu cực" cao, như “kẻ sát nhân”, hoặc những từ ngữ mà khách hàng quảng cáo cho là ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của họ, như “uống xăng như nước lã” - một cụm từ mà các hãng xe hơi không hề thích.

Vibrant và các công ty truyền thông sẽ trả cho các tờ báo dựa trên số lần mà độc giả di chuột qua một quảng cáo in-text. Còn khách hàng quảng cáo thì chỉ trả cho Vibrant dựa trên số lần mà người đọc thực sự click chuột vào quảng cáo đó. Thống kê cho thấy, quảng cáo in-text thu hút lượng người xem cao hơn quảng cáo trực tuyến truyền thống.

Giám đốc điều hành Douglas Stevenson của Vibrant cho biết, có khoảng 0,2% người lướt web click vào các banner, trong khi tỷ lệ độc giả trỏ chuột và nhấp vào các quảng cáo in-text là từ 3% đến 10%, tùy vào loại sản phẩm quảng cáo.

Wednesday, October 1, 2008

Friday, September 19, 2008

Một số hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến

Khách hàng quảng cáo có thể chọn các cách trả phí cho các nhà cung cấp dịch vụ, thông thường là các trang tìm kiếm (search engine), các trang web có lượng người truy cập cao hoặc nhắm đến khách hàng truy cập đặc thù.

Thông thường, các nhà cung cấp những gói sản phẩm và dịch vụ theo các cách tính phí: theo số lần hiển thị; theo số lần nhấp chuột; theo số lần hiển thị và nhấp chuột; tính phí trọn gói. Hai hình thức phổ biến để tính hiệu quả quảng cáo hiện nay là trả phí theo tổng số lần truyền phát quảng cáo (CPM-Cost per Impression - trả tiền cho một ngàn lần truyền phát quảng cáo), hoặc trả tiền khi có người truy cập vào dòng quảng cáo (CPC-Cost per Click/PPC - Pay per Click - trả tiền cho mỗi cú nhấp chuột) để liên kết đến trang web của mình.

E-mail marketing: Hình thức quảng cáo trực tuyến sơ khởi và khá phổ biến. Nó tạo cơ hội cho các công ty tùy biến nội dung quảng cáo và phân phối tới khách hàng với chi phí rẻ. Gần gũi với hình thức này nhưng hiện đại hơn là dịch vụ cung cấp thông tin giản đơn RSS (Really Simple Syndication), được hỗ trợ bởi công cụ tập hợp tin tức từ nhiều trang web và phân phối tới người sử dụng. Hình thức này được xem là có hiệu quả cao hơn so với việc gửi e-mail nhưng đồng thời có thể giúp tránh được nguy cơ bị công cụ lọc e-mail và pop-up chặn lại hoặc lạm dụng để phát tán thư rác.

Quảng cáo banner-logo: Đặt logo hoặc banner quảng cáo trên các trang web có lượng người truy cập cao hoặc có thứ hạng cao trên Google.

Đây là cách quảng cáo phổ biến nhất và được đánh giá là có hiệu quả cao trong việc quảng bá thương hiệu, đồng thời nhắm đến khách hàng tiềm năng trên Internet.

Text link: Là cách đặt quảng cáo bằng chữ có đường dẫn đến địa chỉ trang web hoặc sản phẩm, dịch vụ. Lợi ích của hình thức này là khi người sử dụng truy cập vào các trang tìm kiếm (search engine) nó sẽ tự động cập nhật trang web của khách hàng lên danh mục được tìm.

Quảng cáo với từ khóa: Đây được xem là hệ thống quảng cáo có tính năng thông minh, nhắm chọn vào những từ khóa nhất định. Mỗi trang kết quả của Google, Yahoo! hoặc Monava của Việt Nam đều có sử dụng hình thức này. Với bất cứ từ khóa liên quan đến dịch vụ/sản phẩm nào đó các mẩu quảng cáo sẽ xuất hiện bên phải/trên cùng hoặc dưới cùng màn hình ở các trang hiển thị kết quả tìm kiếm đầu tiên. Nghĩa là khi khách hàng truy tìm một từ khóa bất kỳ, các cỗ máy tìm kiếm lập tức mang một nhà tài trợ (sponsor) có liên quan đặt ngay lên đầu kết quả tìm kiếm.

Quảng cáo “trả theo hành động”: Được xem là hình thức quảng cáo mới, một thuật ngữ của Google. Chẳng hạn chỉ khi khách ghé thăm trang web có mua hàng hoặc điền phiếu thì các nhà cung cấp mới thu phí quảng cáo của doanh nghiệp. Hình thức này được xem là chỉ có lợi ở môi trường thương mại điện tử tiên tiến, nơi các giao dịch được thực hiện trực tuyến dễ dàng, tiện lợi và an toàn.

Google AdSense: Chủ nhân của một trang web có thể tích hợp phần mềm này để hiển thị các quảng cáo lên trang của mình dưới dạng văn bản, hình ảnh hay video, được Google quản lý và tính giá đối với bên đi quảng cáo trên cơ sở trả cho mỗi click hay 1.000 click và gần đây là cho mỗi hành động. Chủ nhân của trang web chấp nhận đăng quảng cáo của Google sẽ được hãng chia hoa hồng theo tỷ lệ.

Rich Media/Video: Một hình thức tiềm năng của quảng cáo trên các phương tiện truyền thông được các chuyên gia kinh tế đánh giá cao với các video quảng cáo như trên truyền hình. Những địa chỉ tiện lợi và có hiệu quả cho các loại hình này là các trang web chia sẻ video, hoạt hình, nhạc trực tuyến và đặc biệt là trò chơi trực tuyến. Các công ty quảng cáo có thể đăng xen sản phẩm, dịch vụ vào các loại hình này đồng thời xây dựng một số thành phần tích hợp liên quan đến thương hiệu của họ. Hình thức này được dự báo có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các loại hình quảng cáo trực tuyến.

Tuesday, September 16, 2008

Monday, September 8, 2008

Thương hiệu điện tử - xu hướng mới dẫn đến thành công

Giới Thiệu

Cá nhân hóa thương hiệu điện tử là làn sóng kế tiếp của sự phát triển riêng biệt và chuyên nghiệp của hệ thống trực tuyến. Thương hiệu cá nhân là cách mà bạn quảng bá mình với mọi người, khi đó thương hiệu điện tử sẽ đại diện cho chính bạn trong hệ thống trực tuyến.

Thương hiệu của bạn thể hiện bạn là ai, bạn đại diện cho những giá trị, năng lực, thái độ, tầm nhìn, nhiệm vụ, tính cách, diện mạo nào. Tổng hợp những điều trên và cách mà bạn thể hiện chúng với mọi người chính là thương hiệu của bạn.

Vì thế nếu tên bạn gắn với 1 blog nào đó thì blog đó chính là thương hiệu điện tử cá nhân của bạn. Nếu bạn viết lời bình trên 10 blog, và có những thông tin được đăng trên 3 trang web phổ biến thì tất cả điều đó chính là thương hiệu của bạn là cách mà mọi người tiếp nhận bạn.

Bất cứ cá nhân nào cũng có thể và nên phát triển thương hiệu điện tử. Điều đặc biệt là người thực hiện không gặp bất cứ những khó khăn nào, và chi phí để xây dựng thương hiệu điện tử hiện nay cũng được giảm đến mức tối thiểu.


Nội dung

Doanh nghiệp cũng như cá nhân đều nhận thấy tầm quan trọng của thương hiệu điện tử và những tiềm năng chưa được khai thác của hệ thống web hiện nay. Theo nghiên cứu của Forrester, 40% trong tổng số các doanh nghiệp sẽ gia tăng đầu tư vào mạng trong năm tới, 78% các nhà marketing sử dụng blog, 63% sử dụng video, 56% sử dụng các trang web mang tính xã hội.

Tất nhiên các thông tin trực tuyến đều được các thành viên quản lý, và dù cho thương hiệu cá nhân của bạn có thể được duy trì ở một vị trí nhất định nhờ vào những tiến bộ của kỹ thật nhưng thương hiệu điện tử của bạn phải nhất quán và luôn được cập nhật chính xác để thể hiện thương hiệu của bạn rõ ràng và mang tính kỹ thuật cao.

Google là cửa ngõ để xem và khám phá những thương hiệu điện tử cá nhân. Chỉ cần một thao tác tìm kiếm đơn giản sẽ xác định được sự hiện diện của bạn, có bao nhiêu kết quả tìm kiếm miêu tả sự hiện diện của bạn như thế nào, và nội dung của những kết quả đó có thể hiện được uy tín thương hiệu không. Trang đầu tiên trong kết quả tìm kiếm tên thương hiệu của bạn rất quan trọng đối với danh tiếng của chính bạn.

Thực tế số người sẽ thay đổi từ khóa tìm kiếm sau khi không tìm được kết quả mong muốn từ trang đầu tiên chiếm 49% (nguồn từ iProspect). Được nằm trong trang đầu tiên là điều tuyệt vời cho tầm nhìn thương hiệu của bạn và cũng là một vị trí chuyên môn. 39% người sử dụng các công cụ tìm kiếm tin rằng các công ty có trang chủ nằm trong số những trang đầu của kết quả tìm kiếm luôn là những người đứng đầu trong các lĩnh vực của họ.

Một điều dễ hiểu là mọi người thường bị ám ảnh bởi thương hiệu điện tử của riêng họ. Họ muốn biết có bao nhiêu kết quả tìm kiếm có tên của họ và những kết quả đó được các công cụ tìm kiếm thực hiện như thế nào. 47% người sử dụng internet sử dụng kinh nghiệm tìm kiếm của mình, tỷ lệ này đã tăng từ 22% so với 5 năm trước (Nguồn từ Pew/Internet Survey).

Khi mà phương tiện thông tin liên lạc ngày càng phát triển thì nhu cầu quản lý, kiểm soát thương hiệu điện tử cá nhân cũng tăng theo. Các tập đoàn lớn trên thế giới đã nhận ra xu hướng này và đang tiến hành. Thực tế cho thấy 51% các tập đoàn và 500 doanh nghiệp đang kiểm soát các phương tiện truyền thông xã hội thông qua các đường dẫn RSS, các bảng thống kê web, những video được tải về và các công cụ khác.


Quy trình xây dựng

1. Khám phá:

Trước khi bạn đặt chân vào thế giới ảo, bạn cần phải xác định được bạn là ai, và điều gì bạn muốn làm. Phần lớn các blog thất bại là do mọi người không dành thời gian tìm hiểu về nó, về những điều mà họ đam mê, yêu thích và về những chủ đề mà họ có khả năng viết được trên blog. Niềm đam mê chính là nguồn động lực trong thế giới ảo cũng như trong thực tế. Sẽ rất hữu ích nếu bạn định sẵn những gì sẽ diễn ra trong thế giới ảo và trong cuộc sống thật, trước khi bạn xây dựng thương hiệu của mình.

2. Sáng tạo:

Sau khi bạn xác định được nội dung cho thương hiệu, đã đến lúc bạn chọn hình thức để thể hiện. Bạn có muốn xây dựng blog? Hay bạn muốn tham gia vào những trang web mang tính xã hội? Hoặc bạn chọn cách truyền thống là lập trang chủ. Bạn cần phải tự xem xét cẩn thận và chọn cho mình chiến lược thông minh vì bạn không muốn quảng bá thương hiệu của mình một cách mờ nhạt. Đối với blog bạn có thể chọn 2 loại Wordpress.com/.org hay Typepad.

3. Quảng bá rộng rãi:

Bây giờ bạn đã có thương hiệu điện tử của riêng mình, đến lúc bạn đem nó đến với rộng rãi mọi người. Có rất nhiều cách để quảng bá blog của bạn hay những trang web trực tuyến như gửi lời mời mọi người tham gia vào blog, trao đổi những đường dẫn, và tham gia vào các trang web phổ biến. Hãy nhớ rằng tầm nhìn sẽ tạo nên cơ hội cho bạn

4. Duy Trì:

Một khi bạn đã thiết lập được thương hiệu trên hệ thống trực tuyến, bạn cần phải bảo vệ danh tiếng của mình. Có một vài cách kiểm soát thương hiệu như thực hiện tìm kiếm trên google hay bằng các công cụ khác. Bạn cũng phải đảm bảo tính chính xác các thông tin trực tuyến của mình, luôn cập nhật nó vì khi bạn phát triển, thương hiệu điện tử của bạn cũng phát triển theo.

Những chiến lược quảng bá thương hiệu điện tử thành công

Trong tương lai mọi người đều tham gia vào thế giới ảo thông qua các hình thức như những trang web chủ, blog, các bài báo điện tử, lời bình luận hay những trang web xã hội. Những chiến lược chuyên nghiệp dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các yếu tố quan trọng để tận dụng những cơ hội của thương hiệu điện tử:

+ “ Xác định rõ mục tiêu trước khi bạn định tiến hành bất cứ điều gì”  Geoff Livingston , tác giả của  Now is Gone

+ “ Sở hữu riêng ngách thị trường” - Ben McConnell, đồng tác giả của Citizen Marketers

+ “ Nên hiếu kỳ về các phương tiện truyền thông xã hội và học hỏi người là chuyên gia trong việc sử dụng các phương tiện đó để thấy được nó đã đem đến gì cho họ”  Mack Collier, blogger và chuyên viên tư vấn của Viral Garden.

+ “Phải đảm bảo rằng bạn nắm rõ những thông tin trực tuyến của mình, phải luôn cập nhật nó và loại bỏ những thông tin thiếu chính xác.” Andy Beal, tác giả của  Radically Transparent.

+ “Đừng tin tưởng vào những quy tắc cũ của việc mua đường dẫn để đưa thông tin quảng cáo hoặc đề nghị các phương tiện truyền thông chủ đạo viết về bạn. Mặc dù nó đăng các nội dung thú vị (và miễn phí) trên web mà mọi người hăm hở tiếp nhận.”  David Meerman Scott, tác  New Rules of Marketing & PR

+ “Đầu tư vào thiết kế logo hiệu quả vì phần lớn người xem sẽ nhìn thấy logo của bạn trước bất kỳ những khía cạnh nào khác của công ty và bất chấp quan điểm trái ngược nhau thì người ta đánh giá quyển sách dựa vào bìa của chúng”  David Airey, Nhà thiết kế đồ họa và Blogger

+ “Bạn phải hiểu rõ được hình ảnh trực tuyến của mình, mặc dù bạn không thể hoàn toàn kiểm soát được con đường trực tuyến của mình nhưng bạn có thể đặt từng bước tốt nhất trên con đường đó bằng những bài viết blog hay bằng phong cách hào nhoáng trên các trang web phổ biến” - Debbie Weil, tác giả của The Corporate Blogging Book

+ “Tôi thích sáng tạo một thương hiệu cá nhân trung tâm để mang toàn xã hội hoặc các hoạt động trực tuyến vào cùng một điểm xuất phát”  John Jantsch, tác giả và Blogger của Duct Tape Marketing

+ “ thoải mái với thời gian của bạn. Trả lời các câu hỏi và đáp lại các thắc mắc” Shel Holtz, đồng tác giả của Blogging for Business

Những thách thức mà các thương hiệu trực tuyến đối mặt
Có rất nhiều thách thức mà các thương hiệu cá nhân hoặc tổ chức phải đối mặt trong thế giới trực tuyến. Các doanh nghiệp đang bị buộc phải mở rộng văn hóa của họ và giao tiếp với thế giới bên ngoài bằng liên lạc hai chiều, còn mọi người cần nhận biết và định vị mình như là những chuyên gia trong lĩnh vực của họ.

Trong cả 2 trường hợp trên đều có nhiều thách thức có thể cản trở quá trình xây dựng thương hiệu. Cá chuyên gia đã chỉ ra một số thách thức sau:

+ “Các thương hiệu đối mặt với 2 thách thức trực tuyến chính ngày nay: chúng phải đảm bảo sự hiện diện của mình đối với các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng trong tương lai, mà những khách hàng này lại phát triển với xu hướng nhanh hơn trước đây”. Allen Stern, biên tập viên của CenterNetworks.

+ “Với sự bùng nổ của nhiều phương tiện thông tin liên lạc kỹ thuật số cá nhân, mạng xã hội, IM, blogs, podcasts, thế giới ảo, điện thoại di động… Các thương hiệu đang đối mặt với viễn cảnh có quá nhiều kênh để chọn lựa. Trong một khoảng thời gian ngắn đáng kinh ngạc chúng ta đã đi từ khái niệm của mass marketing to mass micromarketing vì thế thật khó cho các giám đốc thương hiệu hiểu những gì là quan trọng nhất để tập trung vào”- Scott Monty, Giám đốc truyền thông của Ford Motors

+ “Tiến tới kiểm soát các thông điệp được gửi đi thông qua thương hiệu và cần phải làm tăng thêm giá trị cho cộng đồng khi họ tiếp xúc với thương hiệu”-  Fleishman-Hillard, Phó Chủ Tịch của Digital Marketing

+  “Nếu giá trị của thương hiệu là một dịch vụ và sự có mặt trên web tạo cho nó một thách thức thật sự để có được sự trợ giúp ngay lập tức thì bạn đang làm yếu đi nền tảng của nhãn hiệu của bạn.” Ed Roach, Chuyên gia thương hiệu

Thực hiện

Chỉ trong vòng 5 phút tiếp theo, bạn có thể xây dựng thương hiệu điện tử cá nhân bằng những công cụ như Wordpress.com blog, Facebook hoặc LinkedIn profile hoặc bằng microblogging sử dụng tài khoản Twitter. Thật vậy, việc xây dựng thương hiệu điện tử yêu cầu một chiến lược trực tuyến đa phương để có thể khai thác mọi nội dung, hình thức thích hợp và trình độ hiện có.

Bất cứ một tài sản nào được xây dựng, bạn cũng cần kiểm soát nó, cung cấp cập nhật mới, bình luận và sử dụng Google Alerts và Technorati để theo dõi những rủi ro trực tuyến và mức độ phổ biến của thương hiệu. Cho dù bạn là một chủ doanh nghiệp hoặc một nhân viên của tổ chức xây dựng thương hiệu điện tử sẽ mang đến ý nghĩa cho cuộc sống của bạn và xúc tiến những thông tin trực tuyến và các cơ hội hữu ích. 

Ngày nay, xây dựng thương hiệu điện tử đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, cá nhân và tổ chức nào đánh giá thấp sức mạnh của danh tiếng trực tuyến sẽ chịu thiệt hại do tham gia trễ vào một sân chơi nơi mà đã có nhiều thương hiệu được thiết lập từ đầu. Ngày này, toàn bộ xã hội chúng ta đang hướng vào thế giới ảo, thương hiệu điện tử của bạn sẽ trở thành tài sản số và hình ảnh của bạn trong thế giới đó sẽ trở thành 1 phần của một thế giới mới.

Saturday, August 23, 2008

Vai trò của PR trong việc xây dựng - quảng bá thương hiệu

Trong bối cảnh thị trường hiện nay, hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phong phú, người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt, đánh giá sản phẩm.

Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm hình ảnh riêng dễ đi vào nhận thức của khách hàng, nói cách khác, đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng.

“Doanh nghiệp cần tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định trên thị trường” (P. Kotler). Các doanh nghiệp định vị và quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp bằng nhiều phương pháp: thông qua quảng cáo, PR, giá cả hoặc bằng chính sản phẩm, với mục tiêu chung là làm sao đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng.

Trong đó, có thể nói hoạt động PR có tác động tích cực trong việc quảng bá thương hiệu với các chương trình hành động được thiết kế và hoạch định tỉ mỉ, cẩn thận nhằm gặt hái được sự thừa nhận của công chúng và thông tin đến họ những họat động và mục tiêu của doanh nghiệp. PR là một công cụ giao tiếp rất linh hoạt trong lĩnh vực giao tiếp marketing: bán hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại, các họat động tài trợ, triển lãm.

PR hiện đang được ứng dụng rộng rãi bởi các tổ chức từ hoạt động phi lợi nhuận đến hoạt động kinh doanh thương mại: hội từ thiện, các tổ chức, đảng phái chính trị, các doanh nghiệp, khu vui chơi giải trí, y tế. Vai trò chính của PR là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Khi truyền đi các thông điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu.

Ví dụ như tã lót Huggies đã tổ chức một chương trình PR rộng rãi được quảng cáo khá rầm rộ “Bé Huggies năng động” hoặc Unilever vận động chương trình “Gửi tặng đồng phục đi học mà bạn không dùng nữa cho bột giặt OMO” cho các nữ sinh ở các vùng xa. Chương trình này có tính từ thiện, phục vụ cho cộng đồng nên đã tranh thủ được thiện cảm của công chúng. Hoặc các công ty thường thực hiện các chương trình trao học bổng cho các học sinh nghèo hiếu học.

Trong thời kỳ mà người tiêu dùng liên tục bị tấn công bởi quảng cáo, sáng sớm thức dậy nghe bản tin buổi sáng cũng có quảng cáo, bước ra đường thì bị các bảng quảng cáo đập vào mắt tại các ngả đường, đọc tờ báo buổi sáng cũng thấy quảng cáo. Quảng cáo đang quá tải khiến khách hàng cảm giác khó chịu. Trong khi đó thông điệp PR ít mang tính thương mại do sử dụng các phương tiện trung gian hoặc các bài viết trên báo, vì chứa đựng lượng thông tin đa dạng, phong phú nên dễ gây cảm tình và dễ được công chúng chấp nhận, nó mang tính tư vấn tiêu dùng những thông tin mang tinh thực tế.

PR đặc biệt hữu hiệu trong trường hợp:

- Tung ra sản phẩm mới
- Làm mới sản phẩm cũ
- Nâng cao uy tín
- Doanh nghiệp có ngân sách hạn chế
- Doanh nghiệp gặp khủng hoảng

PR đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: Ba lợi ích chính của hoạt động PR cho doanh nghiệp vừa và nhỏ:

1. PR là phương cách tốt nhất để chuẩn bị và tạo dư luận tốt. Quảng cáo không làm được việc này. Marketing cũng vậy. PR làm rất tốt công việc này. PR giúp doanh nghiệp tạo dư luận tốt thông qua sự ủng hộ của giới truyền thông và các chuyên gia phân tích thương mại.

Giữa hoạt động PR và quảng cáo, phương pháp nào hiệu quả hơn - lựa chọn một mẫu quảng cáo về sản phẩm mới của một công ty hay một bài báo hay viết về sản phẩm của công ty? Quảng cáo dễ gây ấn tượng nhưng không dễ dàng thuyết phục công chúng tin.

2. Chi phí cho hoạt động PR thấp hơn các loại hình khuyến mãi khác. Khi so sánh chi phí cho chiến dịch tiếp thị trực tiếp hoặc đăng một mẫu quảng cáo với chi phí cho một thông cáo báo chí đương nhiên mẫu thông cáo báo chí sẽ có một lượng công chúng rộng rãi hơn.

3. PR giúp doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực tài giỏi. Thông thường người lao động thích được làm việc cho những công ty nổi tiếng vì họ tin tưởng công ty đó rất vững chắc, và họ có thể có nhiều cơ hội để thăng tiến. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có một số bất lợi trong việc quảng bá thương hiệu. Họ không có ngân sách để quảng cáo, họ cũng không có một bộ phận Marketing riêng. Chỉ có mỗi cách hữu hiệu là quảng cáo truyền miệng (word of mouth).

Trong thực tế ấy, hoạt động PR có thể nói là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp vì nó tạo ảnh hưởng tốt, hữu hình, với chi phí thấp, tạo được tiếng vang khi chuyển tải hình ảnh doanh nghiệp đến công chúng.

Hơn nữa, làm PR sẽ giúp cho doanh nghiệp vượt qua những sóng gió và bão táp. Khi có khủng hoảng, doanh nghiệp đó sẽ tìm được sự ủng hộ, bênh vực, hỗ trợ từ phía cộng đồng (đây là điều kì diệu không thể bỏ tiền ra mua như đăng quảng cáo) trong việc cứu vãn uy tín và giữ gìn nguyên vẹn hình ảnh của doanh nghiệp.

Thursday, August 7, 2008

Duy trì vị trí kết quả công cụ tìm kiếm cho trang web của bạn

10 bí quyết ngắn gọn và dễ áp dụng để đứng hàng đầu trong số những kết quả do công cụ tìm kiếm của khách hàng trình bày.

Bạn đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc vào việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để đưa trang web của bạn lên một vị trí tốt. Sự đầu tư ấy cuối cùng cũng đem lại hiệu quả, và bạn được nằm trong trang đầu tiên của các kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên sau một hoặc hai tuần, bạn lại thấy trang web của bạn tụt xuống vị trí thứ 5 trong trang một và thứ 3 trong trang hai. Những nỗ lực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm của bạn như vậy có đáng không?

Hãy bình tĩnh! Đừng vội từ bỏ marketing bằng công cụ tìm kiếm. Nếu trang web của bạn có vẻ đang mất đi vị thế, đừng hoảng sợ và hãy quay lại cuộc chơi marketing trên web. Hãy chiến đấu để dành lại vị trí với 10 bí quyết sau đây, và tránh không để trang web của bạn bị chìm dần vào quên lãng.

• Cập nhật nội dung hiện có. Nếu lần cuối bạn cập nhật nội dung trang web đã cách đây khá lâu, giờ là lúc làm việc đó. Hãy cập nhật các đầu đề, phụ đề, và nội dung chính. Hãy nhớ: các “spider” của công cụ tìm kiếm không đơn thuần là tìm kiếm bất kỳ thông tin nào; chúng tìm kiếm thông tin mới và có chứa nhiều từ khóa.

• Thêm nội dung mới. Hãy đảm bảo có ít nhất 200 từ trên trang chủ và trang đích của bạn. Nếu không đủ thì hãy bổ sung thêm. Nếu đã đủ, hãy thêm 50 hay 100 từ nữa. Và đừng quên những từ khóa.

• Thêm các trang mới. Nếu bạn đang cố gắng tối ưu hóa một trang web nhỏ hay trang web chủ yếu chỉ có hình ảnh, hãy thêm các trang nội dung. Tính đến việc thêm nhiều trang đích, các bài báo, blog, lưu trữ bản tin, sơ đồ trang, v.v…

• Thêm các đường dẫn nội bộ trong trang. Hãy liên kết mỗi trang với trang chủ (tức là trang chính, trang giới thiệu, hay trang về các sản phẩm, v.v…) Những đường dẫn chính nên đặt gần đầu trang (tức là gần công cụ dẫn đường ở đầu hay bên lề) và nên được nhắc lại ở cuối mỗi trang. Đường dẫn đến các trang đích nằm bên trong nội dung chính. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các hình ảnh làm đường dẫn đến các trang khác trong nội bộ.

• Thêm các đường dẫn tới trang web của bạn từ những trang web khác có liên quan. Điểm mấu chốt ở đây là từ “liên quan”. Hãy thêm đường dẫn từ những trang quan trọng, ví dụ như quảng cáo trực tuyến, báo chí xuất bản trực tuyến (Bí quyết: Tạo một dòng chữ ký), những nhóm và tổ chức chuyên nghiệp, những nhận xét từ các trang web của khách hàng, v.v...

• Đổi tên trang. Hãy kết hợp các từ khóa của bạn vào tên trang. Đừng nên chỉ gọi trang giới thiệu là “Giới thiệu”. Hãy gọi nó là giới thiệu_từ khóa.htm. Chẳng hạn, tôi là một người chuyên đưa ra những ý tưởng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm có trụ sở tại Atlanta, vậy trang giới thiệu của tôi là: about_Atlanta_seo_copywriter.htm.

• Đổi tên hình ảnh. Nếu những hình ảnh của bạn có tên chung chung, hãy đổi tên cho chúng để kết hợp với từ khóa. Ví dụ, nếu bạn là một chuyên gia huấn luyện chó tại Houston, đừng đặt tên hình ảnh là littledogpics.jpg; thay vào đó, hãy đặt tên là Houston_dog_sitter_littledogs.jpg.

• Cập nhật các alt tag (phần khai báo thông tin về hình ảnh trong HTML). Hãy thêm các alt tag cho hình ảnh của bạn. Đảm bảo rằng các từ khóa có trong đó. Thí dụ, nếu bạn là một thợ chuyên sơn nhà riêng, alt tag của bạn nên đặt là: alt="residential_painter_tên bạn."

• Cập nhật các meta tag. Thay thế các từ khóa không liên quan. Giới hạn các từ khóa trong meta tag và mô tả vào các từ và cụm từ khóa đã sử dụng trong trang. Thường xuyên làm mới meta tag mô tả của bạn.

• Cập nhật tiêu đề trang. Cập nhật tiêu đề vài tuần một lần hoặc mỗi tháng. Nếu bạn thêm trang mới bằng cách sao chép một trang hiện có, hãy chắc chắn rằng tiêu đề trang và từ khóa trùng khớp với nội dung của trang.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một quá trình vấn đang diễn ra, nó đòi hỏi ta phải đầu tư thời gian, có kỹ năng và sự kiên nhẫn. Hãy lên lịch cập nhật định kỳ và giữ cho từ khóa và nội dung luôn mới mẻ, và bạn sẽ dễ dàng giữ được vị trí của mình. Nếu bạn bực tức vì không có được kết quả mình mong đợi, đừng vội bỏ cuộc; có thể phải mất vài tuần mới nhận ra hiệu quả mong muốn. Nếu bạn vẫn gặp vấn đề, hãy tính đến việc thuê một nhà tư vấn hay một chuyên gia về các ý tưởng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

Wednesday, July 30, 2008

Nâng cao vị trí trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm

Tối ưu hóa trang web của bạn nhằm tăng tỷ lệ được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm.

Có lẽ việc cố gắng tìm kiếm trang web của bạn bằng một công cụ tìm kiếm hay danh mục cũng giống như cố gắng mò kim đáy bể. Tuy nhiên, bạn có thể ảnh hưởng lên xếp hạng của mình trong công cụ tìm kiếm bằng nhiều cách. Khía cạnh cơ bản nhất là cấu trúc trang web phù hợp—tức là tiêu đề của trang, mô tả trang web cũng như từ khóa và nội dung chính metatag.

Trước khi sắp xếp HTML (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) của trang, hãy làm công tác chuẩn bị, dự tính các từ khóa mà trang web nên liên kết. Trên một bảng, hãy lập một danh sách 10 từ khóa ban đầu, mang tính chiến lược đối với trang web của bạn. Hãy xếp thứ tự theo mức độ quan trọng của chúng. Trên một dòng khác, hãy lập danh sách các biến thể của những từ khóa ban đầu đó.

Ví dụ, một trong những từ khóa ban đầu của bạn là “seo việt nam”. Biến thể có thể là “tối ưu hóa công cụ tìm kiếm” hay “tiếp thị trực tuyến”. Hãy tiếp tục tìm các biến thể cho đến khi bạn cảm thấy đã hoàn tất danh sách cho từ khóa đó. Khi đã lập được các từ khóa, hãy chọn ba hay bốn từ hàng đầu và đặt tiêu đề trang theo đó. Tiêu đề trang là bộ phận của trang web sẽ xuất hiện trên dòng tiêu đề cao nhất của chương trình duyệt web. Hãy giới hạn tiêu đề vào khoảng 60 đến 70 chữ cái. Nếu nhiều hơn, tiêu đề sẽ bị cắt mất phần đuôi khi công cụ tìm kiếm liệt kê.. Tiêu đề nên giàu tính mô tả và tập trung vào các khía cạnh kinh doanh chính như các từ khóa đã phản ánh.

Chẳng hạn, tiêu đề của eBrandium.com là “eBrandium.com: SEO Việt Nam, Tiếp thị trực tuyến, Thiết kế website”. Cùng nằm trong tiêu đề đó là 4 từ khóa khác nhau: "ebrand", "SEO Việt Nam", "tiếp thị trực tuyến", "thiết kế website". Cuối cùng, đừng sao lãng Tên miền cao nhất (TLD) của bạn.. Nếu tên miền đó mang tính chiến lược và cốt yếu đối với doanh nghiệp của bạn đúng như những tín chất mà một TLD cần có, nó cũng có thể là một tham khảo từ khóa quan trọng cho tiêu đề.

Khi đã lập tiêu đề, việc tiếp theo là viết mô tả. Mô tả trang web sẽ được đặt trong cái được gọi là mô tả metatag, được đặt ở khu vực “ĐẦU” của HTML. Mô tả trang web có thể theo phương thức giảng giải, không nhiều hơn 30 từ, và nên chứa càng nhiều từ khóa trong số 10 từ khóa hàng đầu càng tốt.

Khi mô tả đã được hoàn tất, hãy bắt đầu với những từ khóa metatag. Cũng giống như mô tả metatag, các từ khóa metatag được đặt ở “ĐẦU” HTML. Hãy đặt tất cả những từ khóa ban đầu và biến thể vào metatag từ khóa.

Phân tách mỗi từ bằng dấu phẩy. Điều này sẽ giúp tạo nên những cụm từ khóa quan trọng.

Thành tố cuối cùng trong việc tối ưu hóa trang web là nội dung chính. Nội dung chính tác động rất lớn đến việc xác định vị trí của doanh nghiệp. Nếu định hướng trang web của bạn có thể thống nhất với từ khóa của nó, nó sẽ củng cố thêm các từ khóa ấy khi được công cụ tìm kiếm liệt kê. Các đầu đề, phụ đề, đường dẫn và văn bản thường cũng sẽ tác động lên các công cụ tìm kiếm. Hãy cố gắng thống nhất những thành phần này với những từ khóa ban đầu của bạn.

Cuối cùng, đừng quên "alt text." Đó là vùng văn bản có thể liên kết với một hình ảnh. Một số trang web sử dụng hình ảnh làm hỗ trợ định hướng chính cho mình. Hãy chắc chắn rằng những hình ảnh ấy có liên kết với alt text.

Alt text chính là thông số được liên kết với lệnh “img src” của HTML.

Khi trang web của bạn đã được tối ưu hóa, hãy bắt đầu gửi đến các trang tìm kiếm. Nếu bạn đã xây dựng trang web đúng cách, bạn sẽ thấy những cải thiện đáng kể về lưu lượng truy cập.

Friday, July 25, 2008

Sử dụng Web 2.0 để PR cho nhãn hiệu

Ngày nay, cùng với sự phát triển của các miền truyền thông đại chúng như MySpace, Live Journal, và Flickr, việc tham gia bàn luận, chia sẻ và trao đổi thông tin đã trở nên phổ biến và tiện lợi. Điều đáng nói hơn là theo kết quả thống kê mới nhất của comScore thì hơn một nửa số người truy cập vào các website thuộc hệ thống mạng cộng đồng là những đối tượng có độ tuổi trên 35.

Xét trên phương diện PR (quan hệ cộng đồng), các phương tiện truyền thông đại chúng trên hệ thống web 2.0 đã thực sự trở thành một công cụ kinh doanh đắc lực hỗ trợ những phương thức sáng tạo và đầy tiềm năng cho việc điều hành doanh nghiệp, cũng như liên lạc với khách hàng.

PR 2.0 dễ dàng khuyến khích khách hàng phát biểu ý kiến và nhận định của riêng mình để từ đó giới kinh doanh có thêm cái nhìn sâu sắc hơn về những gì người tiêu dùng đang nghĩ tới. Hiển nhiên, đó cũng là một phương pháp PR ít tốn kém nhất so với những hình thức quảng cáo truyền thống và các cuộc quảng bá tiếp thị. Đây là những yếu tố phác họa nên hình ảnh của PR 2.0.

Blog

Không chỉ đơn thuần giải trí, blog còn được xem như một nguồn tin chính xác để nắm bắt những xu hướng mới trong công nghệ và nhiều đề tài nóng bỏng được mọi người quan tâm. Rất chính xác và chủ quan, thế giới blog chứa đựng cách nhìn cụ thể nhất với những phản hồi tức thời từ nhiều nhóm cộng đồng chuyên đề trên mạng. Nếu bạn là chủ của một doanh nghiệp nhỏ, blog sẽ cung cấp cho bạn một thời cơ kinh doanh thực sự.

Cơ chế hoạt động tương tác của blog tạo nên một cơ hội tuyệt vời để bạn đại chúng hóa thông điệp của công ty đến với một số lượng lớn khách hàng, không ít trong số đó là các đối tượng ở cách xa bạn hàng trăm cây số. Đôi lúc, với chỉ một lời bình luận (comment) được đăng tải trên blog cũng ít nhiều giúp bạn có thêm ý tưởng cho sản phẩm và dịch vụ của mình, nhưng quan trọng hơn là một khi sản phẩm của bạn đã được tiếp thị đến đúng đối tượng thì tốc độ lan tỏa trên mạng của nó sẽ trở nên nhanh chóng vô cùng.

Bạn cũng có thể tự tay tạo nên blog cho riêng mình, không chỉ để trình bày những sản phẩm hay dịch vụ mà còn là cách biểu lộ những ưu điểm nằm trong triết lý kinh doanh của mình. Tuy nhiên, cần phải phân định được đâu là mặt tốt và đâu là mặt trái từ blog trước khi tiến hành công việc.

Trong khi blog có thể mang đến ích lợi cho việc nâng cao hình ảnh, tạo nên tiếng tăm và mở ra một không gian đối thoại hai chiều với khách hàng, việc tốn kém thời gian và trí lực là điều hiển nhiên. Mặt khác, như một bước đột phá vào thế giới truyền thông trực tuyến, những lời chỉ trích luôn là điều mà blogger phải sẵn sàng chấp nhận. Hãy suy tính kỹ trước khi đặt tay vào bàn phím vì một khi những dòng bình luận đã được đăng tải thì chẳng còn cách nào quay trở lại.

Video trực tuyến

Ngày nay, website video trực tuyến đã được xem là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất trên thế giới truyền thông. Những website như YouTube hàng ngày thu hút hàng ngàn lượt khách truy cập. Đối với chiêu thức tiếp thị của những doanh nghiệp cỡ nhỏ, video online quả là một lời gợi ý đặc biệt hấp dẫn, bởi lẽ việc tạo nên và phân phát những nội dung quảng cáo bằng hình thức này ít tốn kém hơn nhiều so với những phương tiện quảng bá truyền thống.

Để tối đa hóa chiến dịch quảng cáo, một khi các video đã được kích hoạt trên các website như YouTube, bạn nên gửi cho tất cả những đối tượng khách hàng một email kèm theo đường link kết nối đến đoạn video đó.

Một cách khác để trình nội dung đến với các website chia sẻ video là gián tiếp thông qua các siêu phương tiện truyền thông. Như những cách thức marketing khác, chìa khóa thành công vẫn là nhận biết được “gu” của người xem, chẳng hạn đối tượng hay xem YouTube thường hướng đến những đoạn clip mới lạ, cuốn hút và hài hước. Bên cạnh đó, nếu muốn một đoạn quảng cáo đủ sức tạo nên những ảnh hưởng to lớn cho người xem, bạn phải chắc rằng nó thật sự có tính thuyết phục cả về tính sáng tạo và độ hấp dẫn.

Siêu phương tiện truyền thông

Thực chất đây là một ấn bản thông tin dạng text được kết hợp với các yếu tố đa truyền thông khác như hình ảnh, video clip, đường link đến các blog, các tag số hóa, đường dẫn RSS và các công cụ tìm kiếm. Hình thức quảng bá thông qua các dụng cụ truyền thông tân tiến này thường tỏ ra có ích trong việc giúp các công ty trực tiếp với tới thị trường.

Mặt khác, mức độ tương tác từ phương pháp này đặc biệt có lợi đối với các blogger, bởi lẽ hình thức format của các ấn bản tin tức đa truyền thông luôn khuyến khích người đọc để lại ý kiến phản hồi cho tác giả trang web hay blog. Đó rõ ràng là một cơ hội tuyệt vời để thu thập những thông tin xác đáng nhất.

Trong khi việc kết hợp giữa PR và các bản tin điện tử sẽ phải tốn đến vài năm để đạt đến sự hoàn hảo, thì ngay bây giờ, những công ty nhỏ, đặc biệt là các cơ sở hoạt động trong ngành công nghiệp đã có thể tận dụng phương thức này để hướng đến cộng đồng dân blog. Có một lời khuyên là một chút khác lạ, bắt mắt trong mẫu thiết kế sẽ tăng được nhiều sự chú ý vào điều bạn muốn mọi người hướng đến.

Đính nhãn và chia sẻ thông tin

Cách duy nhất để nâng cao sự quan tâm của mọi người đối với mục tin đăng tải lên net chính là sử dụng dịch vụ trực tuyến, bao gồm nhiều nút bấm chức năng có vai trò đính những mẩu tin của bạn vào những website khác như Digg và Del.icio.us.

Digg là một website làm nhiệm vụ phân hạng và liệt kê những bài báo trực tuyến được ưa chuộng nhất có nguồn từ các blog, các website báo chí hoặc từ website của các công ty. Bạn có thể sử dụng Digg như một công cụ theo dõi mức độ phổ biến của các bài báo đăng về công việc làm ăn của mình, cũng như biết thêm về phản hồi của người xem đối với từng mẩu tin.

Del.icio.us là một công cụ hỗ trợ khá đắc lực trong công việc đính nhãn và tìm kiếm những miền hấp dẫn nhất trên hệ thống website. Những đường truyền của Dei.icio.us có thể kết hợp việc đăng tải các mẩu tin quảng cáo lên mạng, giúp người xem dễ dàng sao chép lại cũng như chia sẻ những website họ yêu thích.

Những miền hoạt động mạng cộng đồng

Trong khi những miền như MySpace được xem là chỗ đến thường xuyên của những người đam mê âm nhạc thì Linkedln được xem là miền hoạt động mạng cộng đồng danh tiếng nhất dành cho giới doanh nhân. Người sử dụng sẽ phải nêu rõ lai lịch bản thân và công việc làm ăn của mình, sau đó có thể kết nối với những cá nhân khác thuộc cùng lĩnh vực kinh doanh.

Dẫu công nghệ phát triển là thế, nhưng vẫn còn tồn tại không ít những trở ngại liên quan đến các phương tiện truyền thông đại chúng. Một khả năng tương tác nhất quán và ổn định trên thị trường trực tuyến luôn đòi hỏi thời gian, nguồn lực và đó cũng chính là thử thách to lớn nhất đối với chủ các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, bằng cách theo đuổi làn sóng phát triển cũng như thử nghiệm các hình thức PR vô cùng đa dạng mà web 2.0 mang đến, những doanh nhân năng động đã tìm ra một cơ hội tuyệt vời để tiếp cận khách hàng và giới truyền thông.

Monday, July 21, 2008

5 nguyên tắc marketing trên Internet

Vì sao hầu hết những người thợ thủ công khéo léo nhất, tự mình không thể trở thành triệu phú? Câu trả lời đơn giản là họ tạo ra những sản phẩm tuyệt vời nhất nhưng lại không thể marketing sản phẩm của mình. Website cũng vậy, bạn không chỉ đầu tư xây dựng mà còn phải làm tốt công tác marketing.

1. Nguyên tắc Ngõ cụt

Rất nhiều website rất đẹp nhưng chẳng có gì làm khách đến thăm. Thiết lập một website cũng giống như xây dựng một cửa hàng trên một ngõ cụt. Nếu bạn muốn có người đến mua hàng, bạn phải cho họ thấy có một lý do để ghé thăm. Rất nhiều website ở Việt Nam và thế giới được xây dựng theo kiểu “cứ làm đi, rồi sẽ có người đến thăm”. Điều này là sai lầm, đặc biệt là kinh doanh trên mạng. Vậy thì trước khi xây dựng website cho doanh nghiệp, bạn hãy đặt câu hỏi “Làm thế nào để khách hàng truy cập vào website thường xuyên?”.

Một cách thông thường, lập chiến lược marketing trực tuyến như sau:

- Quảng bá banner hai tháng qua để tăng nhận thức người dùng về tên tuổi.
- Đăng ký lên các search engine.
- Đăng ký liên kết vào các danh bạ.
- Thiết lập các bản tin định kỳ nhằm xây dựng mối quan hệ thường xuyên với khách hàng.

2. Nguyên tắc cho và bán

Một trong những thứ được coi là văn hóa của Internet là «miễn phí ». Nguyên tắc cho và bán nói rằng, hãy thu hút khách hàng bằng cách cho họ một số thứ miễn phí và bán một số dịch vụ gia tăng. Những cửa hàng truyền thống thường có những biểu ngữ như « miễn phí cho 50 khách hàng đầu tiên » và rồi họ bán một số sản phẩm khác.

3. Nguyên tắc của sự tin tưởng

Thông thường một sản phẩm được coi là tính cạnh tranh cao khi giá cả hợp lý và chất lượng được đảm bảo. Trên Internet, rào cản lớn nhất là sự tin tưởng. Sự tin tưởng của một thương hiệu trên các cửa hàng truyền thống được thiết lập bằng các chương trình quảng cáo trên nhiều phương tiện khác nhau. Tuy vậy, nếu bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì doanh nghiệp không thể trang trải được những chương trình như vậy. Nếu bạn là một cửa hàng truyền thống, thông qua tương tác giữa nhân viên và khách hàng, sự tin tưởng cũng có thể được thiết lập. Với một website thương mại, bạn hãy thiết lập sự tin tưởng bằng cách công bố chính sách rõ ràng về việc giao hàng, trả hàng và bảo hành đầy đủ. Xây dựng một website có navigation hợp lý, bảo mật được công nhận.

4. Nguyên tắc của kéo và đẩy

Nguyên tắc này cho biết bạn hãy kéo mọi người đến website của bạn bằng một nội dung hấp dẫn và hãy đẩy những thông tin có chất lượng cao đến họ một cách thường xuyên qua e-mail. Mọi hình thức kinh doanh đều không thể tồn tại nếu chỉ bán có một lần. Chi phí để có được một khách hàng là rất cao nếu chỉ bán hàng cho họ có một lần. Đây là lý do mà nguyên tắc kéo và đẩy là hết sức quan trọng. Khi thu thập và gửi e-mail cho khách hàng, hãy nhớ kỹ hai điều : một là bạn sẽ gửi cho họ một điều gì đáng giá, hai là bạn hãy giữ bí mật về e-mail của khách hàng.

5. Nguyên tắc của thị trường mục tiêu

Những hãng lớn như Amazon, Wal-Mart có khả năng phát triển những mảng thị trường lớn bởi họ có tiềm lực mạnh về tài chính. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thương mại điện tử thành công bởi tìm kiếm được những “mảnh” thị trường nhỏ chưa được thỏa mãn và đáp ứng xuất sắc được những nhu cầu đó.

Tất cả những nguyên tắc trên đều hết sức quan trọng. Nếu bạn biết cách kết hợp những nguyên tắc trên thì bạn sẽ thành công trong kinh doanh mạng.

Thursday, July 10, 2008

Marketing trực tuyến

Website đã đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng bận rộn, website là một công cụ thuận tiện cho cả người mua lẫn người bán nhờ những lợi ích thương mại sau:

- Đem lại cơ hội bán hàng trực tiếp, giúp công ty nắm toàn bộ lợi nhuận mà lẽ ra phải san sẻ cho khâu trung gian.
- Giúp công ty có được tên tuổi và địa chỉ khách hàng phù hợp qua các phương án khích lệ “đăng kí nhận thư” tự nguyện. Một người sẽ chấp nhận vào website khi người đó có mối quan tâm nhật định dến sản phẩm của công ty.
- Giảm chi phí nguồn nhân lực thông qua các tính năng của website tự phục vụ. Chẳng hạn, nếu công ty cung cấp hướng dẫn rõ ràng về việc đặt hàng, khách hàng sẽ làm thay cho bạn nhiều công việc mà lẽ ra nhân viên dịch vụ khách hàng phải giải quyết.
- Một website được thiết kế tốt có thể phục vụ nhiều thị trường và hỗ trợ nhiều dòng sản phẩm.
- Trao đổi cơ hội bán hàng. Các tính năng với câu khẩu hiệu “Bạn cũng có thể thích…” hay “ Khách hàng mua sách cũng có thể mua…” của Amazon.com là những ví dụ điển hình về việc bán hàng qua lại trên mạng.
- Giúp bán hàng ra thị trường nước ngoài với chi phí thấp.


Qủa thật, một website thương mại điện tử thiết kế tốt có rất nhiều lợi ích và chúng có thể vượt xa chi phí liên quan theo thời gian. Những chi phí này bao gồm phí xây dựng website , phí lưu trữ, phát triển, cập nhật thông tin sản phẩm và chi phí phục vụ đơn hàng.


Những hướng dẫn thực tế và hữu ích khi Marketing trực tuyến:

Amazon.com được xem là website thương mại điện tử hàng đầu vì trang web được trang bị hệ thống chi tiết nhằm theo dõi thị hiếu khách hàng. Công ty còn đi xa hơn trng việc thu thập thông tin về những giao dịch mua hàng thực tế. Họ theo dõi những gì khách hàng lướt tìm nhưng không mua và những mạt hàng nào khách truy cập đề xuất cho người khác. Công cụ Tìm kiếm của website này ghi nhớ mọi mặt hàng mà mỗi khách hàng đã tìm kiếm.

Nó nhận biết các mối quan tâm của khách hàng khi khách hàng quay lại website và dùng sự hiểu biết đó để đề xuất các mặt hàng cụ thể cho khách hàng truy cập cá nhân.


Ngoài việc phát triển hồ sơ khách hàng, những người sử dụng hình thức thương mại điện tử đưa ra những hiệu quả sau đây:

- Tối ưu hoá từ khoá và công cụ Tìm kiếm. Việc chuẩn bị kĩ lưỡng các từ khoá cho sản phẩm và dịch vụ của công ty đảm bảo cho website luôn xuất hiện khi khách hàng thực hiện thao tác tìm kiếm bằng Google. Công ty nên có phương án để website của mình xuất hiện những trang đầu hay trang thứ hai trong công cụ tìm kiếm của Google. Đây là một trong những yếu tố then chốt để thành công trên mạng.
- Quảng cáo, e-mail và Liên kết có chủ đích trên các trang web phù hợp. Những phương tiện này sẽ kéo người mua đến website của công ty.
- Các Liên kết tương hỗ để xây dựng lượng khách truy cập đến website của bạn. Liên kết tương hỗ là những liên kết với các website có liên quan đến mặt hàng của công ty nhưng không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Ví dụ: bạn có một website thời trang phụ nữ nhưng không bán đồ trang sức, bạn có thể xếp đặt một liên kết tương hỗ trên website bán đồ trang sức. Một số người khác vào xem website này sẽ nhấp chuột để vào website của bạn và ngược lại. Điểm thuận lợi nữ là liên kết tương hỗ này thường miễn phí.
- Nội dung liên quan, kể cả nội dung miễn phí và nhận xét. Điều này đặc biệt hiệu quả trong việc thu hút khách truy cập tự nguyện đăng kí vào danh sách nhận e-mail.
- Các tính năng website dễ vào, dễ truy cập, dễ thoát. Thiết kế website nên phản ánh cách thức khách hàng muốn sử dụng website này.
- Thông tin sản phẩm chính xác, hấp dẫn và chi tiết. Khách truy cập website muốn có đủ thông tin chắc chắn để có thể đưa ra quyết định mua hàng. Ngoài ra thông tin sản phẩm của công tu nên được tiếp cận dễ dàng thông qua các công cụ Tìm kiếm.
- Nói lời cảm ơn và xác nhận giao dịch qua e-mail sau mỗi vụ mua hàng.

Thursday, July 3, 2008

Tìm Khóa Học & Hướng Nghiệp Online

HieuHoc.com giúp người dùng tìm kiếm khóa học, thông tin và các chuyên đề hướng nghiệp. Những ưu điểm nổi trội của HieuHoc.com gồm: nội dung được cập nhật liên tục, chức năng tìm kiếm dễ dàng, nhanh chóng và chính xác, và giao diện thân thiện.

Để biết thêm chi tiết xin vui lòng khám phá tại trang web:
http://www.hieuhoc.com

Wednesday, June 25, 2008

Internet Marketing

There gave been a lot of speculations on the clear definition of Internet marketing. Some said it was all Internet activities, where as others confuse it for search engine activities. As a matter of fact, online marketing is defined as any activity that is done to market a website. It need not be only the search engine, it can be anything.

As we define, Internet marketing as a collaboration of all Internet related marketing activities, it actually includes everything right from search engine marketing and optimization, to affiliate marketing and banner advertising, email newsletter marketing etc. website analysis, performance tracking and customer relations are all considered to be parts of the umbrella head Internet marketing. This confirms that online marketing is much more than just promoting a website.

Hence, when you are planning to venture into Internet advertising it is advised that you pick up a niche platform and excel on it. This is a better way to approach Internet marketing as a business. For example if you found affiliate marketing interesting and exciting, it would be a good idea to adopt affiliate marketing as your online marketing tool. Once, you have taken up affiliate marketing make sure that you know the field thoroughly and master all fact and features in the tool.

When you are new in the Internet business, this is the best and the safest way to approach the vast gamut of successful ventures on the web. In a few months you will be able to acquire excellence in your selected forte, from where you will earn quite a lot of revenue.

Gradually you can move from one aspect of Internet marketing to another and then try and acquire the knowledge required to learn its pros and cons. This way in a short span of time, you will be able to learn about the different website marketing techniques and become an IM expert.

Today, Internet marketing and advertising is considered to be the best way to earn revenue and generate profit. But in order to attain this. It is important to understand the core of each of the business so that you earn maximum profit from them too.