Monday, April 26, 2010

35 Tiêu Chí Chuẩn Năng Lực Marketing

1. Thấu hiểu khách hàng và người tiêu dùng, và trãi nghiệm thương hiệu
2. Phân tích khách hàng và người tiêu dùng, xu hướng và sử dụng công cụ nghiên cứu thị trường
3. Phân khúc thị trường
4. Nắm vững tình hình cạnh tranh và môi trường kinh doanh
5. Xây dựng hệ thống thu thập thông tin, nắm bắt những thay đổi từ thị trường
6. Xây dựng hệ thống thu thập thông tin, suy diễn, phân tích và đưa vào chiến lược
7. Hiểu qui trình tài chính và tác động
8. Xây dựng chiến lược marketing và hoạch định marketing tại các cấp trong công ty
9. Đổi mới, sáng tạo, những phương thức thay thế
10. Hiểu và sử dụng thương hiệu
11. Định vị thương hiệu, duy trì và nâng cao
12. Nghiên cứu đề xuất dự án mới, điều chỉnh và cải tiến, tác động hiệu quả kinh doanh
13. Tác động thay đổi văn hóa, truyền đạt những giá trị thương hiệu trong nội bộ và bên ngoài
14. Quản trị kênh thương hiệu với người tiêu dùng và khách hàng
15. Quản trị thương hiệu và danh mục
16. Hiểu biết và năng lực kinh doanh/đề xuất giá trị/dịchvụ
17. Định vị giá chiến lược cho ngành hàng và sản phẩm
18. Lộ trình ra thị trường
19. Truyền thông quảng bá CVP
20. Hiểu người tiêu dùng, khách hàng và đối thủ và linh động trong ứng xử
21. Đảm đương việc tung CVP
22. Làm việc với các dữ liệu khảo sát
23. Xây dựng kế hoạch truyền thông marketing, nhất quán với thương hiệu
24. Hiểu cách sử dụng và hiểu bảng tóm tắt truyền thông của nhà cung cấp dịch vụ
25. Chiến lược truyền thông và hoạch định đề hỗ trợ triển khai thực hiện thương hiệu/CVP
26. Đo lường kết quả và theo dõi phản hồi
27. Thúc đẩy sáng tạo đối với chính mình và người khác
28. Quản lý ngân sách SPA
29. Quản lý nguồn lực và chi phí
30. Quản lý dự án và hoạch định thực hiện, giám sát, kiểm điểm sau khi thực hiện xong
31. Quản lý công việc thông qua người khác
32. Kết nối với chiến lược, đảm đương những ưu tiên bất định và sự thay đổi
33. Triển khai thực hiện qua kênh
34. Quản lý rủi ro và trở ngại
35. Kiểm điểm, đánh giá kết quả công tác

Chi tiết đọc tại: marketingchienluoc.com

Sunday, April 18, 2010

20 mẹo và thủ thuật dành cho SEO - Phần 1


1. Xây dựng thương hiệu bằng tên miền
- Tên miền nên đơn giản, dễ nhớ và đặc biệt kiêm luôn là một từ khóa nào đó.

2. Từ khoá là mấu chốt
- Các từ khoá tốt sẽ mang lại lưu lượng truy cập chất lượng đến website của bạn. Hãy suy nghĩ về những từ khóa mà một khách hàng tiềm năng có thể gõ vào hộp tìm kiếm. Hầu hết các cụm từ khóa tốt nói chung là 2-5 từ. Hãy đặt những từ khóa chính ở trang chủ, và sử dụng các trang khác để đánh những từ khóa khác. Hãy chèn từ khóa vào các đoạn văn, nhóm thẻ và thẻ alt của hình ảnh.

3. Ít nhưng tốt
- Hãy tập trung vào chất lượng bài viết hơn là tập trung vào số lượng.

4. Tính nhất quán
- Trang website của bạn nên có tính nhất quán. Chúng ta thông thường mong muốn nhìn mọi thứ trong một bố cục chuẩn nào đó. Ví dụ: logo thì nên nằm phía trên góc trái, và liên kết về trang chủ; hộp tìm kiếm thì nằm phía bên phải.. Điều quan trọng là làm sao cho website dễ nhìn, dễ tìm kiếm và khiến người dùng cảm thấy thoải mái khi sử dụng.

5. Trang chủ
- Hãy đặt những từ khóa chính, cạnh tranh ở trang chủ, các trang khác phải liên kết về trang chủ bằng một từ khóa cạnh tranh nào đó.

6. Điều hướng website (Navigation)
- Hãy sử dụng navigation dạng text. Nếu bạn sử dụng navigation dưới dạng hình ảnh, thì hãy nhớ chèn mô tả cho hình ảnh ấy.

7. Sơ đồ website (Sitemap)
- Hãy bổ sung thêm sitemap để giúp công cụ tìm kiếm dễ tìm kiếm và đánh chỉ mục thông tin trên trang web của bạn.

8. Hạn chế sử dụng mô tả quá dài trong thẻ
- Đừng sử dụng mô tả quá dài trong thẻ vì điều này sẽ làm các công cụ tìm kiếm dễ nhầm lẫn.

9. Liên kết (trên và ngoài website)
- Hãy trao đổi liên kết với các trang web tương tự.

10. Xây dựng liên kết
- Sử dụng các diễn đàn, các danh bạ...để xây dựng liên kết đến website.

Tốc độ tải trang - yếu tố xếp hạng mới của Google

Site speed (Tốc độ tải trang) đã chính thức trở thành 1 trong hơn 200 yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng (ranking) của một trang web trong kết quả của công cụ tìm kiếm Google.

Việc cải thiện Tốc độ tải trang (Site speed) không những sẽ giúp cải thiện một phần nào đó xếp hạng của website, mà quan trọng hơn hết là giúp người viếng thăm website tiết kiệm được thời gian chờ, cũng như giúp bạn tiết kiệm được chi phí.

Dưới đây là một vài công cụ hữu ích giúp tối ưu hóa tốc độ tải trang do Google đề xuất:

Page Speed
http://code.google.com/speed/page-speed/

YSlow
http://developer.yahoo.com/yslow/

WebPagetest
http://www.webpagetest.org/

Google Webmaster Tools
http://www.google.com/webmasters/tools

in reference to: http://googlewebmastercentral.blogspot.com/2010/04/using-site-speed-in-web-search-ranking.html (view on Google Sidewiki)

Thursday, April 8, 2010

Hoạch định chiến lược, dễ hay khó?

Sở dĩ chúng ta cảm thấy khó khăn trong việc hoạch định chiến lược vì phải đối mặt với một số thách thức. Chẳng hạn phải dự báo được tốc độ phát triển kinh tế trong nước, thế giới (nếu chiến lược có liên quan đến thị trường quốc tế); xu hướng của thị trường; dự đoán chiến lược của các đối thủ; phải tính chuyện mở rộng kinh doanh đến những ngành nghề mà công ty hiện chưa làm; phát triển thị trường đến những nơi mà công ty chưa bao giờ hiện diện; rồi phải tính đến khả năng thay đổi lớn trong cơ cấu công ty… Những yêu cầu này đòi hỏi người hoạch định chiến lược phải thỏa sáu điều kiện.

Nắm vững thị trường hiện tại, hiểu đối thủ cạnh tranh, sâu sát với nhu cầu của khách hàng.

Hiểu rõ về doanh nghiệp, năng lực cốt lõi, những lợi thế cũng như nhược điểm hiện tại.

Nắm vững những yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh có tác động lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpKiến thức tổng quát, tầm nhìn sâu rộng đối với những lĩnh vực, những ngành nghề có thể có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, của những thị trường tiềm năng trong tương lai.

Có tầm nhìn chiến lược và nắm vững quy trình hoạch định chiến lược.

Có kinh nghiệm trong việc hoạch định chiến lược để có thể triển khai và hoàn thành đúng tiến độ thời gian.

Đối với ba điều kiện đầu tiên có lẽ sẽ không quá khó cho những lãnh đạo đã điều hành doanh nghiệp từ một năm trở lên. Thách thức chủ yếu nằm ở ba điều kiện sau cùng bởi một số lý do. Có thể người lãnh đạo đó chỉ có kinh nghiệm làm việc trong một công ty, phát triển sự nghiệp cá nhân theo một trục dọc nên khó có thể có kiến thức sâu rộng bên ngoài lĩnh vực quen thuộc của mình. Hoặc vì ít va chạm, tiếp xúc bên ngoài nên người lãnh đạo thiếu tự tin, không dám “mơ mộng cao xa”, tầm nhìn chiến lược do vậy cũng bị hạn chế. Rồi vì hạn chế do chưa được đào tạo bài bản, chưa bao giờ chủ trì thực hiện hoặc tham gia vào việc hoạch định chiến lược nên chưa có kỹ năng về hoạch định chiến lược.

Đối mặt với những thách thức trên, người lãnh đạo sẽ nhận thấy cần phải có sự trợ giúp của các nhà tư vấn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là ngay bản thân các nhà tư vấn, nhiều chuyên gia cũng bị hạn chế đối với ba điều kiện sau cùng như lãnh đạo doanh nghiệp. Vì vậy, hãy cẩn trọng khi lựa chọn người cùng tham gia vào công tác hoạch định chiến lược của công ty.

in reference to:

"Hoạch định chiến lược, dễ hay khó?"
- Hoạch định chiến lược, dễ hay khó? - Marketing - Tài liệu marketing trực tuyến, Quảng bá thương hiệu online, Nghề marketing (view on Google Sidewiki)

5 chữ P cho chiến dịch marketing tìm việc

Săn việc cũng giống như tiến hành một chiến dịch marketing hỗn hợp (marketing mix) cho sản phẩm.

Ở đây có đến 5 chữ P đại diện cho:

Positioning (định vị bản thân)
Process (Nhận diện khách hàng mục tiêu – Nhà Tuyển Dụng tương lai)
Persistence (kiên trì)
Performance (chứng tỏ năng lực)
Personality (tính cách)

Còn sản phẩm cần marketing là gì? Đó chính là bạn! Chỉ khi nào bạn tiến hành chiến dịch marketing cho bản thân một cách hiệu quả, bạn mới có cơ hội chinh phục được nhà tuyển dụng (NTD).

in reference to: 5 chữ P cho chiến dịch marketing tìm việc - Cẩm nang nghề Marketing, Marketeer, Tài liệu tiếp thị trực tuyến, Quảng cáo online, PR, Events (view on Google Sidewiki)

Wednesday, April 7, 2010

Trật tự mới trong marketing

“Chiến tranh và tiếp thị có nhiều điểm giống nhau. Các tướng lĩnh quân sự đi vào cuộc chiến ngày nay với những vũ khí của ngày xưa thì sẽ chẳng khác gì các tướng chỉ huy tiếp thị đi vào cuộc chiến ngày nay với công cụ quảng cáo mà lẽ ra họ phải dùng PR”

in reference to:

"Trật tự mới trong Marketing"
- Trật tự mới trong Marketing - Marketing - Tài liệu marketing trực tuyến, Quảng bá thương hiệu online, Nghề marketing (view on Google Sidewiki)

Friday, April 2, 2010

Ebooks marketing

Kho ebooks marketing, kiến thức xây dựng & quảng bá thương hiệu, tài liệu tiếp thị, các bài học về xây dựng thương hiệu, lập kế hoạch chiêu thị, tìm hiểu về online marketing, thiết kế chiến lược tiếp thị & quảng bá thương hiệu doanh nghiệp online, nâng tầm thương hiệu trực tuyến.

in reference to:

"SEO Việtnam"
- http://www.ebrandium.com/thu-vien/kho-ebooks.html (view on Google Sidewiki)

Thursday, April 1, 2010

Bốn cách Nghiên cứu thị trường

Trước khi xây dựng chiến lược thương hiệu mới bạn cần phải biết:

Bạn đang ở đâu?
Đích bạn muốn nhắm tới?
Làm cách nào để đạt được?
Và cái gì có thể ảnh hưởng đến bạn?

Nghien cuu thi truongMột chiến lược hoàn hảo phải được xây dựng trên một hệ thống thông tin hoàn chỉnh, bao gồm: lợi ích mà thương hiệu của bạn cung cấp; khách hàng nhận thức về thương hiệu của bạn như thế nào, động cơ thúc đẩy và sự quyết định của khách hàng, định hướng của thương hiệu để dẫn đầu thị trường.

Thương hiệu không đơn thuần chỉ là Tên, Logo hay Slogan. Tài sản lớn nhất của thương hiệu là vị trí của nó trong tâm trí của khách hàng và các đối tượng liên quan. Đó là những lợi ích mà bạn cam kết cung cấp cho khách hàng và những điều mà khách hàng trông chờ vào bạn. Thương hiệu của bạn giúp khách hàng biết được sự khác biệt của bạn so với đối thủ cạnh tranh và nền tảng cho họ lựa chọn sản phẩm của bạn.

Đây là những thông tin vô hình và được đo lường thông qua các hoạt động điều tra, nghiên cứu. Có 4 hướng để thiết lập kế hoạch nghiên cứu này:

- Nghiên cứu định lượng
- Nghiên cứu định tính
- Nghiên cứu bên trong
- Nghiên cứu bên ngoài

in reference to:

"Bốn cách Nghiên cứu thị trường"
- Bốn cách Nghiên cứu thị trường - Marketing - Tài liệu marketing trực tuyến, Quảng bá thương hiệu online, Nghề marketing (view on Google Sidewiki)