Wednesday, November 26, 2008

Chien luoc cong nghe: Nhung doanh nghiep nho thanh cong nhat khac voi nhung doanh nghiep khac nhu the nao?

Có một cuộc khảo sát thú vị gần đây từ 300 doanh nghiệp nhỏ (với từ 10 đến 100 nhân công). Cuộc khảo sát đã cho thấy những gì những doanh nghiệp nhỏ thành công có được mà những doanh nghiệp ít thành công hơn không có. Điều gì đã làm cho một doanh nghiệp nhỏ có nhiều khả năng thành công hơn? Trong báo cáo có đoạn: “Khả năng sử dụng công nghệ một cách chiến lược” như là một trong năm yếu tố quyết định thành công quan trọng, báo cáo đó đã khiến tôi phải chú ý. Chủ đề của blog Doanh nghiệp nhỏ 2.0 (Small Business 2.0) là “Sử dụng công nghệ để đem đến thành công”.

Sau đây là một số điểm về công nghệ từ bài báo cáo khiến tôi cảm thấy rất thú vị và một số nhận xét của mình:

1. Lựa chọn công nghệ giúp bạn đo lường hiệu quả của quá trình kinh doanh then chốt.

Những doanh nghiệp lớn hơn đã nhận thấy được điều này và đã và đang sử dụng những thước đo chính để nhận biết những vấn đề và cơ hội trong một khoảng thời gian. Thách thức cho những doanh nghiệp nhỏ là việc nhận những dữ liệu chính xác về doanh nghiệp của mình thông qua hệ thống IT kết nối lỏng lẻo là rất phức tạp và tốn kém. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều không biết những thông tin quan trọng như là chi phí thu hút khách hàng là gì và thế nào là lợi nhuận trên vốn đầu tư cho những khâu như marketing, bán hàng hay công nghệ thông tin.

2. Thương mại mô tả những đặc tính chiều sâu cho những công nghệ kết hợp cùng với nhau để các quy trình và luồng thông tin thuận lợi và linh hoạt. Sự kết hợp nhuần nhuyễn của những công nghệ đó còn quan trọng hơn cả việc sở hữu các tính năng sâu xa nhất đặt ở một vài khu vực đặc biệt.

Về điều này, tôi không đồng ý. Việc sử dụng những giải pháp công nghệ thông tin “ứng dụng bảo mật tốt nhất” có lợi cho những doanh nghiệp lớn, bởi vì họ có những nguồn lực để khiến cho mọi thứ hòa nhập cùng với nhau và làm cho những hệ thống khác nhau có thể “nói chuyện” cùng nhau. Trải qua hơn mười năm làm việc trong ngành công nghiệp phần mềm doanh nghiệp, tôi cho rằng phần lớn nhất trong chi phí công nghệ thông tin của hầu hết các doanh nghiệp lớn không phải là phát triển ứng dụng mà là tích hợp những ứng dụng khác nhau lại với nhau. Tích hợp này là cần thiết cho những thể loại thông tin chính xác có thể sử dụng được. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, chi phí cho tích hợp này (có thể chiếm 70% tổng chi phí của một dự án) thường không hợp lí. Đối với những doanh nghiệp rất nhỏ (có ít hơn 50 nhân công) thì thường không có nguồn lực công nghệ thông tin phụ trách việc cho toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin cùng làm việc tốt. Như vậy, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ thường chọn ra một bộ các ứng dụng đã được “tích hợp sẵn” thậm chí nếu phải hi sinh một vài tính năng và khả năng. Dù thế nào đi nữa, trong thực tế, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ không thể dựa trên một phân khúc lớn các tính năng của hệ thống “ứng dụng bảo mật tốt nhất”.

3. Tận dụng Internet. Công nghệ thông tin nên tận dụng mạng Internet để nhân viên của bạn có thể làm việc bất cứ nơi đâu và truy cập một cách dễ dàng.

Chắc chắn rằng, khả năng làm việc và hợp tác thông qua Internet là một phần lợi ích rất quan trọng mà các doanh nghiệp nhỏ có thể tận dụng được từ Internet. Tuy nhiên, theo tôi còn có nhiều hơn thế. Bằng cách sử dụng Internet để tạo ra và nuôi dưỡng các mối quan hệ khách hàng, lợi ích của Internet còn có thể được mở rộng ra bên ngoài nhóm doanh nghiệp nhỏ nội bộ. Marketing, bán hàng, và cung cấp dịch vụ đều có thể thu lợi từ Internet.


Thanh Trúc - eBrand Co.,Ltd - www.ebrandium.com

Friday, November 14, 2008

10 lí do Marketing để thiết lập một blog kinh doanh


Có một bài viết thú vị về 10 lí do hàng đầu tại sao chiến lược marketing của bạn nên bao gồm luôn việc tạo ra một trang blog. Dưới đây là danh sách 10 lý do để thiết lập một trang blog kinh doanh:

1. Marketing sử dụng các công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing)
Tất cả nội dung blog của bạn có thể được tìm thấy bởi Google và giúp bạn nâng cao vị trí của mình trong danh sách kết quả của công cụ tìm kiếm. Nếu tiêu đề các bài viết của bạn có chứa những từ khóa liên quan đến doanh nghiệp của bạn, thì doanh nghiệp của bạn sẽ nhanh chóng có được các lưu lượng truy cập từ Google. Yahoo hay MSM mà không cần phải trả bất kì chi phí nào.

2. Truyền thông trực tiếp (Direct Communications)
Đôi khi sẽ rất hữu ích cho thị trường mục tiêu của bạn khi họ được nghe trực tiếp từ những Người lãnh đạo công ty (người sáng lập, giám đốc điều hành, lãnh đạo marketing) phản đối một thông điệp mà độ tin cậy của nó đã giảm đi ít nhiều khi được chuyển tải thông qua các lực lượng bán hàng và kênh bán hàng.

3. Xây dựng thương hiệu (Brand Buiding)
Nếu bạn viết tốt và sử dụng các kênh truyền thông xã hội (Social Media Channels) một cách chiến lược, thương hiệu của bạn có thể ở lại trong lòng nhiều người hơn. Ngoài ra, vì mục tiêu hiện tại, đó cũng là một kênh khác mà bạn có thể truyền tải thông điệp của mình (lặp đi lặp lại nhiều lần).

4. Sự khác biệt cạnh tranh (Competitive differentiation)
Có thể là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn chưa có một blog nào, vậy nên bạn có thể tạo nên sự khác biệt bằng cách tạo blog ngay bây giờ và xây dựng các mối quan hệ với những người đọc (ví dụ như đăng ký đọc tin qua RSS). Khi có một số blog được lập tốt trong một lĩnh vực thì những người mới rất khó thâm nhập. Các doanh nghiệp nhỏ khắc phục rào cản branding hay marketing mà blog tạo ra khó khăn hơn nhiều so với rào cản công nghệ (đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh phần mềm).

5. Marketing thân thuộc (Relational Marketing)

6. Khai thác trọng điểm (Exploit the Niches )
Viết blog và internet giúp kết nối giữa người mua hàng với người bán hàng trong niche. Internet giúp cho tất cả các thị trường niche hoạt động hiệu quả hơn.

7. Truyền thông & PR (Media & PR)
Tôi đại diện cho nhiều người khi nói rằng niềm tin của tôi vào truyền thông truyền thống đang suy giảm. Tôi đã ko còn đọc những tạp chí như Fortune và Businessweek thương xuyên nữa. Những tạp chí này có thể có một hoặc hai bài báo mà tôi quan tâm, nhưng trên internet cũng có những blog dành riêng cho những chủ đề mà tôi đam mê và đi sâu vào các chủ đề đó.

8. Xác định bạn như là một chuyên gia (Position You as an Expert)
Blog định vị cho các tác giả và các công ty của nó là các chuyên gia.

9. Quản trị Danh tiếng (Reputation Management)
Các blog kinh doanh cũng là một cách để các doanh nghiệp quản trị danh tiếng của họ và nói chuyện trực tiếp với các đối tượng, khách hàng, đối tác, và các phương tiện truyền thông. Blog làm cho một doanh nghiệp “nhanh nhẹn” hơn, mà điều đó là rất quan trọng trong những giai đoạn khủng hoảng.

10. Chi phí thấp (Low cost)
Nếu bạn phải chi cho những kinh phí liên quan đến các sáng kiến tiếp thị (ví dụ như các chiến dịch tìm kiếm trả phí, các buổi hội thảo, những hội chợ thương mại), thì blog hầu như là miễn phí. Tuy nhiên, thời gian là tiền bạc, vẫn có một chi phí cho những nhân viên chủ chốt, những người bỏ thời gian suy nghĩ về bài viết và trả lời bình luận.

Bắt đầu một blog là một bước đơn giản. Nó cần sự kiên nhẫn và một chút kiến thức để thu hút nhiều đối tượng mới.

-- Brian Halligan.
Thanh Trúc - eBrand Co.,Ltd - www.ebrandium.com